Cách đây khoảng 250 triệu năm, trong thời kỳ trái đất kiến tạo lại bố cục đại dương, núi và đồng bằng, thì có những vùng đại dương bị vùi lấp. Từ đó, dưới áp lực nhiệt của mặt trời, trái đất, những đại dương này tích lũy cho loài người nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu và một trong số đó là đá muối, được hình thành nhiều nhất ở khu vực dãy núi Himalaya, nên còn được gọi là đá muối Himalaya.
Vậy đá muối himalaya là gì? Đá muối himalaya có cấu trúc tinh thể về cơ bản là gần giống với đá quý, bởi các tinh thể muối kết hợp các khoáng chất thiên nhiên trong lòng đất dần kết tinh qua hàng trăm triệu năm. Chính vì vậy, chúng mang lại nhiều giá trị trong bổ sung chất khoáng cho cơ thể cũng như độ tinh khiết mà không loại muối nào khác có được. Đá muối himalaya đã được khám phá từ nhiều thế kỷ trước bởi các cuộc chinh phạt ở Trung Đông và Châu Âu. Ngày nay, với công nghệ khai khoáng phát triển, đã cho phép đại bộ phận dân số trên thế giới được tiếp cận với nguồn tài nguyên quý giá này. Hiện nay, đá muối Himalaya được nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, các quốc gia vùng Trung Đông.. xếp vào danh sách tài nguyên quý và ứng dụng trong các lĩnh vực như y học trị liệu, ẩm thực, trang trí nội thất…( chúng còn được gọi là muối hồng Pink salt).
Pakistan là quốc gia duy nhất có những mỏ đá muối lớn nhất thế giới với trữ lượng đã thẩm định khoảng 10 tỷ tấn tại 3 mỏ, riêng mỏ muối cứng như đá ở Khewra nằm ở huyện Jhelum đã có trữ lượng hơn 6,687 tỷ tấn. Hai mỏ khác là Warcha và Kalabagh. Thân mỏ đá muối chủ yếu nằm ở Punjab tại Khewra, Tehsil Pind Dadan Khan, huyện Jhelum. Muối ở mỏ này thuộc loại tốt, mịn nhất ở trạng thái thiên nhiên đã từng tìm thấy trên thế giới. Lần đầu tiên đá muối được khai thác ở Khewra, lịch sử kể lại rằng Đại đế Alexander xâm chiếm vùng này và muối đã được khai thác trước đó rồi. Hiện nay, mỏ muối Khewra do Công ty Phát triển Khoáng sản Pakistan (PMDC) quản lý. Theo số liệu có được từ PMDC thì muối vẫn còn rất nhiều ở đây vẫn chưa được khai thác. Người ta ước tính với tình hình khai thác như hiện nay thì mỏ này còn có thể hoạt động 400 năm nữa. Mỗi năm mỏ Khewra khai thác khoảng 300.000 tấn muối.